Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Tư vấn lái xe an toàn

I. Muốn lái xe ô tô an toàn thì điều đầu tiên khi ngồi vào ghế lái xe là việc gì?
sua-xe-oto-hai-phong

1.       Kiểm tra bên ngoài.
-          Tình trạng áp suất lốp hoặc những biến dạng bất thường của lốp (kể cả lốp dự phòng và dụng cụ tháo lắp lốp.)
-          Kiểm tra loại bỏ những vật thể lạ dưới gầm và lốp xe trước khi khởi hành.
-          Quan sát kỹ và tính toán khả năng quay đầu xe ở những vùng chật hẹp, phức tạp (nếu cần).
 
2.       Kiểm tra động cơ
-          Mức nước làm mát và các loại dung dịch ( Dầu phanh, dầu côn, trợ lực lái, nước rửa kính, dầu hộp số tự động...)
-          Độ căng các dây curoa dẫn động.

3.       Kiểm tra hệ thống đèn chỉ thị trên bảng táp lô : có 3 loại đèn chỉ thị
-          Màu đỏ: Đèn báo nạp, đèn báo áp suất dầu, đèn báo phanh tay, phanh ABS, đèn báo túi khí......phải tắt sau khi nổ máy.Trong quá trình hoạt động nếu sáng lên phải dừng xe và điện về trạm bảo hành xin tư vấn kỹ thuật.

-          Đèn vàng: Cảnh báo hệ thống hoặc tình trạng sử dụng có thể chưa hợp lý của hệ thống truyền động ( Đèn check Engine, đèn báo 4WD, RFW, OD off, hoặc nước vào nhiên liệu .vvv..) Có thể điều chỉnh lại các công tắc liên quan hoặc phải tới trạm bảo dưỡng gần nhất.

-          Đèn xanh: Báo chế độ đang sử dụng của hệ thống. Đèn báo pha, Economic của hệ thống hộp số tự động.Không cảnh báo đến tình trạng kỹ thuật của xe ô tô.
4.       Kiểm tra khoang ca bin
-          Điều chỉnh tư thế ghế ngồi hợp lý.
-          Kiểm tra hành trình từ do chân phanh ga, ly hợp bằng cách đạp thủ vài lần.
-          Kiểm tra tốc độ không tải của động cơ, ( Nếu nhiệt độ nước làm mát chưa đủ tốc độ không phải của động cơ sẽ cao hơn bình thường)
-          Kiểm tra hệ thống dây đai an toàn, tình trạng đóng hoàn toàn các cửa của xe ô tô.
-          Kiểm tra điều chỉnh gương phản chiếu trong về ngoài xe
Ghi chú: Quy trình trên là bắt buộc trước khi xe ôtô khởi hành, nếu không thực hiện đầy đủ có thể các hệ thống liên quan bị hư hỏng hoặc xe bị tai nạn trên đường.
·         Ví dụ: Đèn áp suất dầu vẫn sáng sau khi khởi động động cơ; động cơ không được bôi trơn sẽ bị bó máy sau thời gian ngắn hy hỏng phần xi lanh, piston, trục cơ, bạc biên , bạc trục cơ.

II. Muốn sử dụng ôtô an toàn và bền thì công việc bảo dưỡng như thế nào?

Phải tuần thủ lịch bảo dưỡng xe do hãng sản xuất quy định ( sổ bảo hành) bao gồm:

-          Bảo dưỡng( đối với loại bi côn) thay dầu máy, lọc dầu, lọc gió, lọc xăng, thay dầu hộp số, dầu cầu....
-          Kiểm tra; Độ căng dây đai dẫn động, rỉ nước làm mát, nhiên liệu, hành trình tự do bàn đạp phanh, ly hợp, ga, độ mòn má phanh
·         Ví dụ: Không kiểm tra và điều chỉnh bàn đạp ly hợp sẽ dẫn mòn và trượt côn. Xe vào số và nhả ly hợp nhưng không vận hành được phải gọi xe cứu hộ kéo về.Nếu tình trạng nặng phải thay lá côn, bị tỳ, bàn ép, bánh đà. Chi phí cao, thời gian nằm xưởng lâu, ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.

III.  Những thiết bị an toàn cần thiết trên xe.
-          Dây đai an toàn bắt buộc lắp trên các loại xe du lịch, tải, chở khách. Người  lái và người ngồi ghế phụ phía trước bắt buộc phải thắt dây an toàn khi xe vận hành trên đường.
-          Những dòng xe du lịch cao cấp có lắp thêm hệ thống túi khí để tăng cao tính an toàn phối hợp với hệ thống dây đai tự rút để bảo vệ người  lái xe và hành khách ngồi trong xe.
-           Lưu ý,: không gắn các vật trang trí ở vị trí túi khí bảo vệ ( chữ Airbag) không gắn dây đai ở những ghế không có người ngồi.
-          Khi đèn báo sự cố túi khí sáng lên phải đến ngay trạm bảo hành của hãng để kiểm tra và xử lý.

IV. Làm thế nào để lái xe an toàn trên đường.
1.       Lái xe phải xử lý như thế nào khi vào đường trơn trượt và gồ ghề?
-          Không được dồn số đột ngột
-          Tránh sử dụng phanh
-          Sử dụng tay số thấp 1 hoặc 2
-          Gài 4 bánh chủ động ( nếu có)
-          Không tăng ga, quá lớn tránh hiện tượng trượt của lốp.
-          Sử dụng xích chống trượt ( Nếu xe được trang bị)
2.       Khi lên dốc người lái xe cần thao tác như thế nào?
-          Trước hết phải chú ý biển báo về độ dốc chiều dài của dốc phải qua
-          Chọn tay số hợp lý, 2 hoặc 3
-          Gài hộp số phụ, lực chòn 4 H hoặc 4 L.
-          Tắt  các phụ tải không cần thiết ( AC, đài đĩa)
-          Nếu phải dừng giữa dốc trong thời gian dài phải kéo phanh tay và chèn lốp, nếu là số tự động chọn vị trí P.
-          Không sử dụng tốc độ động cơ lớn > 2500 m/ph. Nếu cao hơn chọn số chưa hợp lý.
-          Không chuyển số trong quá trình leo dốc tránh hiện tượng bị trôi dốc.

3.       Khi xuống dốc cần chú ý gì?
-          Kiểm tra hệ thống phanh,  áp xuất lốp
-          Chọn số thấp 2 hoặc 3. Nếu độ dốc không quá lớn nên sử dụng chế độ 2h
-          Không chuyển số hoặc đạp côn
-          Tận dụng tối đa lực phanh động cơ giảm thời gian sử dụng phanh chân liên tục.
                                                                                             ( Nguồn: SaigonFord)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét